Rèm vải oze kỹ thuật may và hạn chế.
Rèm vải oze là loại rèm vải phổ thông và được mọi người thường xuyên sử dụng vì thuận tiện trong sử dụng cũng thuận tiện trong quá trình tháo lắp vệ sinh và giặt rèm.
Tại sao bộ rèm này có tên là rèm oze vì sau khi hoàn thiện bộ rèm phần đầu mếch sẽ được đục lỗ oze để luồn 1 cây suốt qua để treo rèm do đó bộ rèm vải này có tên là rèm oze.

Kỹ thuật may của loại rèm này đúng tiêu chuẩn là 1 lớp vải rèm + 1 lớp mếch nhựa tốt chống mục và 1 lớp vải phía sau để đảm bảo khi chia múi sẽ giúp múi rèm cứng và tròn đều, lớp mếch nằm giữa 02 lớp vải sẽ giúp tăng tuổi họ rèm vì sau 1 thời gian sử dụng và giặt nếu chỉ có 1 lớp mếch may vào vải không sẽ thường bị bong chỉ hoặc vỡ mếch.

Đường chỉ mép biên thẳng và đường biên phải thẳng, cánh rèm ở hai biên yêu cầu thẳng và tạo múi chuẩn.

Rèm nên có gấu trừ trường hợp bất khả kháng hoặc gia chủ tiết kiệm chi phí không xoay khổ hoặc chấp nhận can thêm chiều cao của khổ vải để đảm bảo độ xuông đẹp của rèm và gấu phải phẳng đều không bị cao thấp.

Gấu được kẹp chì để tăng độ nặng giúp giảm việc bay hoặc vẩy gấu khi có gió hoặc vải nhẹ không đủ sức nặng của gấu không làm thẳng múi rèm.
Như ta đã biết về ưu điểm dòng rèm này kéo rèm nhẹ gần như không bao giờ bị vướng hay dắt, thuận tiện trong tháo lắp vệ sinh tuy nhiên bên cạnh đó có những hạn chế đó là: do được luồn qua 1 thanh suốt để treo do đó với độ rộng lớn hơn 2m thường phải sử dụng 03 trụ đỡ và phải có trụ đỡ ở giữa nếu không rèm sẽ bị võng, chính do trụ đỡ này thường giữa 02 cánh rèm khi kéo sát vẫn thường bị một khoảng hở nhỏ làm ánh sáng lọt vào.
Để thay đổi sang rèm động cơ thì chi phí sẽ cao hơn so với rèm định hình vì yêu cầu động cơ và hệ thanh yêu cầu khắt khe hơn.